Đặc điểm, kích thước cây
- Cây gỗ lớn, cao 25 m, đường kính 63 cm. Thân tròn, thẳng. Vỏ nhẵn màu xám tro. Cành non phủ đầy lông mịn màu gỉ sắt; sau nhẵn màu nâu đen, rải rác các nốt sần màu nâu nhạt. Toàn thân có mùi hôi bọ xít.
- La đơn mọc cách hình trái xoan, dầu có mũi lồi tù, đuôi hình nêm rộng hoặc gần tròn, dài 6-7cm, rộng 2,5-3cm. Mép lá nguyên hơi quặt về phía sau. Gân lá lõm ở mặt trên, có 2 tuyến dẹt màu lục bóng ở phía đuôi lá, mặt dưới lá thường phủ lông gỉ sắt. Lá kèm hình kim.
- Hoa tự chùm hoặc hình xim ở nách lá. Hoa lưỡng tính; đài hình chuông, mép có 5-15 thuỳ không đều; tràng màu trắng, cánh tràng nhỏ phủ nhiều lông.
- Quả hạch hình thận, đường kính 2cm.
Sinh học, sinh thái
- Cây sinh trưởng tương đối nhanh. Cây 10 tuổi đã đạt chiều cao trung bình 13,5m, đường kính 12cm. Sinh trưởng tốt tại nơi có nhiệt độ bình quân 220c, lượng mưa trên 1500mm. Sống được ở các loại đất Feralit màu vàng, vàng đỏ phát triển trên các loài đá mẹ phiến thạch, sa thạch. Là cây ưa sáng, trong 2-3 năm đầu cần độ tàn che 0,5-0,6. Mùa hoa tháng 5-6, quả chín thagns 10-12. Khả năng tái sinh hạt và chồi tốt.
Phân bố
- Trong nước: Cây phân bố rộng, có thể gặp ở hầu hết các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Quảng Ninh vào Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai đến Kiên Giang.
- Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Campuchia, Lào.
- Tại VQG Pù Mát: Lô…, Khoảnh…, tiểu khu.
Giá trị
- Gỗ màu hồng nhạt, mềm dẽ làm nhưng không bền ở ngoài mưa nắng. Có thể đóng đồ dùng thông thường, làm gỗ trụ mỏ.
Tình trạng bảo tồn
- Cây phân bố rộng, chiếm tỷ lệ tổ thành cao, sinh trưởng nhanh, thanh thẳng, tái sinh tốt.
- Phân hạng:
Tài liệu viện dẫn
- Thực vật rừng Việt Nam-Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên-Trang 253;
- Từ điển thực vật thông dụng - Tập 2-Võ Văn Chi-Trang 2047.
Tin tức