Đặc điểm, kích thước cây
- Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 28 m, đường kính 102 cm. Lá hình bầu dục, bầu dục thuôn hoặc hình mũi mác, cỡ (8)14 - 23(25) x 5 - 8(9) cm, mặt dưới hơi có lông ngắn như bột, chóp lá tù hay thành mũi ngắn, gốc lá hình nêm; mép nguyên, gân bên 10 - 14 đôi, mờ và cong ở gần mép; cuống lá dài1 - 1,8 cm. Cụm hoa không phân nhánh, đơn tính. Hoa đực đơn độc hoặc thành bó, có bao hoa hình chuông xẻ 6 thuỳ, có nhụy lép; nhị 12; chỉ nhị khá rõ; bao phấn rất ngắn, đính lưng; trung đới không nhọn đầu. Gié cái (khi mang quả) dài 10 - 12 cm; hoa cái chụm thành bó 2 - 3 hoa, có bao hoa khá phát triển, có 10 - 12 nhị lép; bầu 3 ô; vòi nhụy hình nón hay hình trụ; núm nhụy hình chấm nhỏ. Đấu không cuống, hình đĩa, rộng 2 cm, mặt ngoài có nhiều vảy rất nhỏ; đấu cao bằng 1/2 hạch. Hạch (hạt) hình cầu dẹt, cao cỡ 10 mm, đường kính 18 - 25 mm, màu nâu đậm, hơi láng.
Sinh học, sinh thái
- Ra hoa tháng 2 - 3. Cây trung tính nghiêng về ưa sáng, mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới, trên đất chua, dễ thoát nước, ở độ cao 200 - 1500 m.
Phân bố
- Trong nước: Nghệ An, Hà Tĩnh, Kontum, Gia Lai (Đắk Đoa), Đắk Lắk, Lâm Đồng (Đà Lạt), Ninh Thuận (Cà Ná), Tây Ninh, Bình Dương (Bến Cát, Thị Tính).
- Thế giới: Campuchia, Trung Quốc.
- Tại VQG Pù Mát: Lô .., Khoảnh…, tiểu kh…
Giá trị
- Gỗ dùng trong các công trình thuỷ (cầu cống), đóng tầu thuyền, làm nông cụ, dụng cụ thể thao, đồ dùng gia đình.
Tình trạng bảo tồn
- Nơi cư trú nhiều điểm như Đà Lạt (Lâm Đồng), Cà Ná (Ninh Thuận), Bến Cát, Thị Tình (Bình Dương) rừng bị tàn phá nặng nề; ở những địa điểm khác loài bị khai thác lẫy gỗ.
- Phân hạng: EN A1c,d.
Tài liệu viện dẫn
- Sách đỏ Việt Nam - Phần Thực vật - Trang 215.
Tin tức