Vườn quốc gia Pù Mát, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0238.3873374

Vườn quốc gia Pù Mát, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Hồng quang

Tên Việt Nam:

Hồng quang

Tên Latin:

Rhodoleia championii Hook. f. 1850

Mã cây:

KT00102

Tóm tắt nội dung

Đặc điểm, kích thước cây

  • Cây gỗ lớn, rụng lá, cao tới 17 m, đường kính thân 69 cm. Vỏ màu nâu xám, nứt thành mảnh hình chữ nhật, thịt màu vàng, dày, có xơ và dễ tách khỏi gỗ. Lá đơn mọc chụm ở đầu cành; phiến lá hình bầu dục dài hoặc thuôn mác, dài 5 - 13 cm, rộng 2 - 6 cm, đầu tù tròn, gốc tù, mép lá nguyên, mặt trên màu lục, gần giữa và mép màu đỏ, mặt dưới có lông màu trắng bạc; cuống lá dài 2 - 4 cm, màu đỏ, nhẵn, phình lên ở hai đầu. Lá già màu đỏ khi rụng. Không có lá kèm. Cụm hoa đầu, đường kính 1,5 - 4 cm, mọc ở hai đầu cành hoặc nách lá, đứng hoặc rủ xuống. Cụm hoa đực gồm 5 - 10 hoa được bao quanh bởi 12 - 20 lá bắc; lá bắc có lông màu rỉ sắt. Lá đài mỏng, nhẵn, mép có lông. Cánh hoa màu đỏ, dài 1 - 2 cm, rộng 0,1 - 0,8 cm. Nhị có chỉ nhị dài, nhẵn; bao phấn đính gốc. Bầu nhẵn, đôi khi có lông, noãn nhiều trong mỗi ô. Quả nhẵn, đôi khi phủ một lớp lông nhung màu rỉ sắt, khi chín nứt thành 4 mảnh, dài 0,6 - 1 cm. Hạt dài 0,3 - 0,5 cm.

Sinh học, sinh thái

  • Mùa hoa tháng 2 - 5, mùa quả chín tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt dễ dàng tại khoảng trống trong rừng, ven đường đi. Cây mọc ở độ cao 200 - 2.500m, tập trung nhiều ở 800 - 1500m, trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh mà mức độ khai thác còn ít. Cây ưa sáng, thường chiếm ưa thế rõ rệt (có lúc 50 - 60%).

Phân bố

  • Trong nước: Lào Cai (Vườn quốc gia Hoàng Liên), Cao Bằng, Khánh Hòa (Nha Trang, Bắc Ninh Hòa, Diên Khánh: Hòn Bà), Kontum (Đắc Tô, Kon Plông), Gia lai (Mang Yang, Chư Pah), Lâm Đồng (Đà Lạt, Di Linh: Braian, Bảo Lộc), Ninh Thuận (Phan Rang - Tháp Chàm: Ba Râu).
  • Thế giới: Trung Quốc, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Đài Loan.
  • Tại VQG Pù Mát: Lô…, khoảnh…, tiểu khu….

Giá trị

  • Nguồn gen độc đáo vì là loại duy nhất của chi Rhodoleia. Gỗ chịu được mối một và mưa gió, thớ mịn, dùng đóng đồ đạc gia đình và trong xây dựng, lá làm thuốc. Sẽ nguy cấp. Cần khai thác có mức độ. Bảo vệ nguyên vẹn trong một số khu rừng cấm như Vườn quốc gia Hoàng Liên, Bidoup - Núi Bà... Cần đưa trồng ở một số vườn thực vật.

Tình trạng bảo tồn

  • Phân hạng:

Tài liệu viện dẫn

  1. Thực vật Việt Nam - Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên - Trang 110.
 

 

Các loại cây khác

Tổng số 4 cây

Tin tức

Cây mới

Thành ngạnh
Lát hoa
Lát hoa
Lát hoa
Táu nước