Đặc điểm, kích thước cây
- Cây gỗ trung bình đến to, cao …. m, đường kính tới …. cm, rụng lá trong mùa khô. Lá hình bầu dục, cỡ 10-15 x 4-5 cm, mặt dưới có lông màu vàng, chóp lá thành mũi nhọn, gốc lá tù hay hình nêm; mép xẻ răng cưa; gân bên 13-15 đôi, song song và tận mép; cuống lá dài 1-1,2 cm, có lông. Cụm hoa không phân nhánh, lưỡng tinh. Hoa đực đơn độc hoặc thành bó. Hoa cái mọc đơn độc hoac thành bó 3-4 hoa, có bao hoa khá phát triển, có 10-12 nhị lép; bầu 3 ô; vòi nhuỵ hình nón hay hình trụ; núm nhuỵ hình chấm nhỏ. Đấu gần như không cuống, hình bán cầu cụt ở đỉnh, cao 2 cm, rộng 3-4 cm, mặt ngoài có các vảy hình tam giác xếp lợp, đấu cao gần bằng hạch. Hạch (hạt) gần hình bán cầu thót nhỏ ở đáy, cao 1-1,5 cm, đường kính 3-4 cm, cụt ngang ở đỉnh.
Sinh học, sinh thái
- Mùa hoa tháng 3-4, có quả tháng 4-6. Cây có biên độ sinh thái rộng, từ trung tính, hơi ưa sáng đến ưa sáng mạnh, mọc trong rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng hoặc rừng thứ sinh, có thể phát triển trên đất có tầng mỏng, chua.
Phân bố
- Trong nước: Hà Giang, Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Bắc Giang (Phố Vị), Vĩnh Phúc (Yên Lãng), Hà Tây (Ba Vì, Thủ Pháp), Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Thế giới: Lào.
- Tại VQG Pù Mát: Lô 18, Vườn thực vật ngoại vi.
Giá trị
- Gỗ dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền, làm cầu, cán công cụ, các đồ dùng gia đình.
Tình trạng bảo tồn
- Nơi cư trú ở một số điểm như Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Phố Vị (Bắc Giang), Yên Lãng (Vĩnh Phúc), Thủ Pháp (Hà Tây) bị xâm hại do rừng đã bị chặt phá nghiêm trọng. Bản thân loài cũng bị khác thác lấy gỗ.
- Phân hạng: VU A1,c,d.
Tài liệu viện dẫn
- Thực vật rừng Việt Nam - Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên - Trang 140;
- Sách đỏ Việt Nam - Phần thực vật - Trang 216.
Tin tức